Du xuân hái lộc, ngắm cảnh, lễ chùa, trẩy hội …  những nét văn hoá truyền thống của người Việt trong những ngày đầu xuân. Theo tín ngưỡng dân gian, việc đến chùa lễ Phật đầu năm để cầu sự bình an, may mắn và thành công cho năm mới. 

Ở chùa Dâu, Bắc Ninh những ngày đầu năm cũng khá đông người dân địa phương và du khách tới thăm và lễ chùa. Chùa Dâu đã được coi là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, là trung tâm phật giáo cổ nhất tại Việt Nam - khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Đây là một danh lam bậc nhất xứ kinh Bắc xưa nay, với lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Chùa cũng đã trải qua những lần tu sửa, xây dựng lại từ thời Trần, thời Lê, thời Nguyễn và thời gian gần đây; dù các dấu tích ban đầu không còn nhưng đây cũng là ngôi chùa hiếm hoi còn lưu giữ lại được nhiều kiến trúc, cấu kiện, hiện vật lịch sử quan trọng.


A group of people posing for a photo in front of a building

Description automatically generated
Du xuân chùa Dâu



Chùa nằm ở vùng Dâu (thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu) – được xây dựng bên dòng sông Dâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (thần mây), chùa Dậu thờ Pháp Vũ (thần mưa), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (thần sấm), chùa Dàn thờ Pháp Điện (thần chớp) và chùa Tổ thờ Man Nương – là mẹ của Tứ Pháp. Hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp chạy dọc sông Dâu xuống Hưng Yên, đổ ra Nam Sách và về sông Lục Đầu xuống Thái Bình. Xưa kia, việc di chuyển bằng đường bộ khó khăn nên đường thuỷ khá phát triển, sông Dâu xưa kia cũng là một con sông lớn – là một nhánh nối từ sông Cầu sang sông Hồng. Các nhà sư Ấn Độ đi qua vùng Dâu (Ái Châu),  theo tuyến Sông Hồng, qua Lệ Giang, Đại Lý, Nam Chiếu lên Tây Tạng. Vào cuối thế kỷ VI, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. 


A picture containing garden

Description automatically generated
Kiến trúc tổng thể chùa Dâu (ảnh sưu tầm)


Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” 国. Hiểu đơn giản thì được xây dưng dựng với bốn dãy nhà liên thông thành hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: Tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Dãy nhà đầu tiên khi qua cửa Tam quan là Tiền tế, bước qua Tiền tế là tháp Hoà Phong. 


A picture containing outdoor, building, sky, brick

Description automatically generated
Tháp Hoà Phong (ảnh sưu tầm)


Hoà Phong Tháp được xây dựng bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công. Chân tháp vuông, tầng dưới có 4 cửa vòng; trong tháp có treo một bên chuông, một bên khánh. Đặc biệt trong tháp có tượng Tứ đại Thiên Vương khâm trực, trong văn hoá chùa của Việt Nam thì tượng tứ Thiên vương cũng khá phổ biến nhưng thường được đặt trong nội viện, còn ở chùa Dâu thì được đặt ngay ở tháp chính giữa – trục chính cho người đi qua để vào tiền đường. Đây có lẽ là điều khá đặc biệt trong kiến trúc cổ còn lưu lại ở Việt Nam.


A picture containing outdoor, ground, person, brick

Description automatically generated
Tượng cừu đá cổ

Trước tháp Hoà Phong, một bên có bia đá, một bên có tượng cừu đá.  Điều thú vị ở tượng cừu đá cổ này có niên đại thời nhà Hán, được mang từ lăng Sĩ Nhiếp (gần đó) về. Đây là 1 trong 2 con cừu đá có niên đại gần 2000 năm còn lưu lại ở Việt Nam. Có nhiều ý kiến cho rằng tượng con cừu là ảnh hưởng từ phật giáo Tây Tạng - được thủ mộ, bảo hộ cho không gian di tích.


Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương. Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ) và các hầu cận. Các pho tượng Bồ Tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.


Một trong những điểm nổi bật của chùa Dâu là những pho tượng rất đẹp, những hoạ tiết hoa văn trên văn bia còn lưu lại từ thời Lê, Nguyễn.  Hệ thống ván khắc mộc ghi lại truyền thuyết Man Nương, ghi lại việc thờ tự, tục thờ cúng Long Vương thần Nông nghiệp đặc trưng của nền văn hoá lúa nước. Những hệ thống kèo, cột, văn bia, các hoạ tiết từ thời Lê còn được lưu trữ rất nhiều trong kiến trúc của chùa.


Hệ thống cột, kèo, hoa văn thời Lê:



A picture containing wooden, wood, stone, dining table

Description automatically generated
































Rất hiếm ngôi chùa nào có nhiều pho tượng đẹp như ở chùa Dâu: tượng tám vị Kim Cương làm bằng đất, rất đẹp với da rạn hiếm thấy còn được bảo tồn; hai pho tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ - hai vị thị giả

của Pháp Vân với tỷ lệ cân đối, tạo hình hài hoà, đặc biệt là trang phục lá bối rất lạ - cũng được rất nhiều nhà cổ phục tìm hiểu. Đây có lẽ là hai pho tượng thị nữ đẹp nhất trong hệ thống tượng hiện có ở Việt Nam. Bức tượng gỗ Thái Tử Kỳ Đà ở chùa Dâu được chạm khắc rất tinh vi, với mũ, miện áo giáp và da rạn cũng rất đẹp – đây là một bức tượng nổi tiếng của nước ta. 



Bát Độ Kim Cương


Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu (hay là tượng Pháp Vân), uy nghi, trầm mặc màu đồng hun, cao gần 2m được bày chính giữa. Tượng có khuôn mặt đẹp với chấm giữa trán gợi liên tưởng tới văn hoá Ấn Độ. Phía trước là một khám gỗ, bên trong đặt Thạch Quang Phật – tương truyền là em út của Tứ pháp, hay khối đá trong cây Dung Thụ. Bên cạnh là tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về từ chùa Đậu - do chùa bị phá huỷ từ thời kháng chiến chống Pháp. Tượng Pháp Vũ có những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này thì hầu hết có niên đại từ thế kỷ XVIII, nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ của Việt Nam.


Tượng Thái Tử Kỳ Đà


Cấu trúc tiền thánh hậu phật ở chùa Dâu có lẽ cũng đến từ những biến đổi văn hoá xứ Kinh bắc xưa. Khi chùa được xây dựng lại vào năm 1313, vua Trần Anh Tông đã sai Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Lễ hội cũng bắt đầu xuất hiện sau khoảng thế kỷ XIII, XIV khi dòng thiền với 19 đời đã mờ nhạt, vào trò của tổ đình – khai tràng thuyết pháp nhường ngôi cho các tín ngưỡng dân gian, đặc trưng với văn hoá vùng miền – coi các vị thần của địa phương là các vị thánh.


Không gian phía sau của chùa là nơi thờ Phật, nhà Tăng (- nơi thờ các vị trụ trì của chùa) và vườn Tháp (gồm 8 tháp- nơi yên nghỉ của các vị sư từng tu tại chùa. Có niên đại từ thế kỷ XIV tới thế kỷ XIX).





A picture containing tree, sky, outdoor

Description automatically generated

Vườn Tháp




Phía sau chùa cũng có một hồ nước nhỏ, xung quanh có nhiều cây xanh, không gian thoáng mát.





A picture containing outdoor, tree, pink, stone

Description automatically generated

Cây Nguyệt Quế cổ thụ




Đi chùa thì ngoài niềm tin tôn giáo thì chúng ta cũng có cơ hội thấy các hiện vật lịch sử văn hoá đang tồn tại thế nào, các văn hiến học đang tồn tại ra sao, thấy các cấu kiện, hoa văn thời Lê – thời Lý – thời Trần – thời Nguyễn đươc làm thủ công với kỹ xảo rất tinh vi như thế nào. 

Chúng ta cũng có cơ hội hiểu hơn về di tích, hiểu hơn về văn hoá lịch sử dân tộc Việt Nam.